Khi có bệnh nhân bị đứt chi nhập viện thì TT CTCH-B tiến hành báo động đỏ để huy động nguồn lực, đưa ngay bệnh nhân lên phòng mổ nhằm rút ngắn thời gian thiếu máu của chi bị đứt lìa và tiến hành phẫu thuật khi có kết quả xét nghiệm đánh giá về đông máu, tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, một số bệnh nhân và nhiều nơi tiếp nhận nạn nhân và bảo quản phần chi bị đứt không tốt, tức là cho tổ chức chi bị đứt lìa vào trực tiếp nước đá dẫn đến bỏng lạnh nên tổ chức mô bị tổn thương. Do đó khi nối vào chi thể khó sống.
Phương pháp BẢO QUẢN PHẦN CHI THỂ BỊ ĐỨT LÌA là không để trực tiếp chi đứt lìa vào thùng đá, cần rửa phần bị đứt bằng nước sạch và dùng gạc bó lại, sau đó bỏ vào 1-2 bao nilon sạch, cột lại và bỏ vào nước đá để bảo quản, nhằm không cho nước thấm vào làm hư mô.
Bên cạnh việc bảo quản thì “thời gian vàng” là thời gian kể từ khi chi bị đứt rời cho đển khi phần chi được cấp máu (không phải là thời gian từ khi bị thương đến khi đến bệnh viện) để cứu sống phần chi thể bị đứt lìa là càng sớm càng tốt. Nhưng tốt nhất vẫn là trước 6 giờ vì nếu đến muộn quá mà nối vào cơ thể thì độc chất ở chi hoại tử sẽ phóng thích vào máu, ảnh hưởng đế tính mạng bệnh nhân. Do vậy khi bệnh nhân đến trễ, thường BS dựa vào thời gian và tình trạng bệnh nhân phải giải thích và quyết định bỏ phần chi bị đứt hay bảo tồn?
Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí và tính chất của tổn thương và số lượng chi bị đứt. Trường hợp bị đứt nhiều ngón (nhiều chi thể) thì thời gian tăng lên và tiên lượng khó hơn vì kết hợp xương,mạch máu, thần kinh và khâu nối gân cơ phức tạp hơn.
Mong cộng đồng chia sẻ kiến thức y học để lan tỏa rộng đến nhiều người, nhằm tự cứu khi gặp tai nạn này!!! Trân trọng cảm ơn