Phòng Điều dưỡng do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập. Tùy theo quy mô bệnh viện, phòng Điều dưỡng có các bộ phận sau:
– Bộ phận giám sát khối Nội;
– Bộ phận giám sát khối Ngoại – Sản;
– Bộ phận giám sát khối Cận lâm sàng – khám bệnh.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của phòng điêu dưỡng
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:
– Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện;
– Xây dựng các mô hình chăm sóc tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư này phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh viện.
2. Quản lý điều hành chuyên môn:
– Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tạiThông tư này;
– Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.
3. Quản lý nhân sự:
– Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của bệnh viện;
– Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định tại Thông tư này và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y phù hợp với phạm vi hoạt động của bệnh viện;
– Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hàng năm và trước khi tuyển dụng;
– Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa;
– Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.
4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học:
– Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
– Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
– Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyên dưới;
– Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;
– Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;
– Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiên chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
5. Tham gia đề xuất mua sắm trang thiêt bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đên hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo định.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.
Một số hoạt động: Hội thi 2014, 2016
– Nhằm mục đích tôn vinh truyền thống nghề nghiệp của Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân; Nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn, văn hóa nghề nghiệp, tạo phong trào thi đua trong công tác chăm sóc người bệnh và ước mong vươn tới sự hoàn thiện của tập thể ĐD, NHS, KTV bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Khánh Hòa và kỷ niệm 121 năm ngày điều dưỡng thế giới 12/5 hàng năm.
– Được sự đồng ý của Lãnh đạo Sở Y tế, Đảng ủy và Ban Giám đốc bệnh viện, Chi hội Điều Dưỡng bệnh viện tổ chức Hội thi Điều dưỡng – Nữ hộ sinh – Kỹ thuật viên giỏi năm 2014.
– Hội thi đã trãi qua 2 phần thi: Lý thuyết và thực hành từ ngày 07/4 đến ngày 25/4/2014.
– Ngày 08/5/2014 phần thi Ứng xử – Giao tiếp có 15 ĐD, NHS, KTV được tuyển chọn từ 475 ĐD, NHS, KTV trong toàn viện, là những thí sinh đạt điểm cao nhất của phần thi lý thuyết và thực hành vừa qua. Các thí sinh sẽ tham dự phần thi Ứng xử – Giao tiếp bằng cách trả lời các câu hỏi trong tình huống trên video clip. Đây là phần thi quan trọng nhất. Người Điều dưỡng ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn, thực hiện thành thạo các kỹ thuật, công tác ứng xử giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động chăm sóc người bệnh hàng ngày.
– Ứng xử – Giao tiếp tốt góp phần đem lại sự hài lòng cho người bệnh, giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe sớm được trở về với gia đình và xã hội.
– Hội thi được sự hỗ trợ rất nhiều về vật chất và tinh thần từ Lãnh đạo SYT, Lãnh đạo BV, LĐ các khoa phòng và đơn vị tài trợ chính công ty Danone – Dumex. Đặc biệt là sự nỗ lực hết sức mình của các thí sinh vừa rất vất vả với công việc chăm sóc người bệnh hàng ngày nhưng vẫn luôn dành thời gian ôn tập chuyên môn để tham gia dự thi.