BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH KHÁNH HÒA

Khám trực tuyến

KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

VLTL-qr-code (2)
BSCKI. Lê Thành Phong

Trưởng khoa

BSCKI. Lê Thành Phong

CN Nguyễn Đức Toàn

Điều dưỡng trưởng

CN Nguyễn Đức Toàn

Hình ảnh hoạt động

  • LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
  • – Năm 1971, Khoa PHCN – VLTL được thành lập với tên gọi là Phòng VLTL do Cán sự điều dưỡng Trần Thị Mặc phụ trách cùng với 10 công nhân chỉnh hình làm chân tay giả với một số dụng cụ ít ỏi do Mỹ tài trợ để điều trị một số bệnh thông thường và sản xuất lắp dụng cụ chân tay giả.
  • – Năm 1975, sau khi nước nhà được thống nhất, Phòng VLTL trực thuộc Khoa Ngoại do Bác sỹ Lê Phú Huy làm trưởng khoa, phòng VLTL chỉ còn các công nhân chỉnh hình được điều chuyển sang làm công tác khác.
  • – Năm 1978, Phòng VLTL trực thuộc Khoa Ngoại B (Khoa chấn thương – chỉnh hình hiện nay), phòng nhận thêm 1 nhân viên mới là KTV trung cấp chuyên ngành VLTL Trần Thị Thanh Hương (nay là Cử nhân PHCN KTV trưởng khoa).
  • – Năm 1979, Phòng VLTL được nâng cấp thành Khoa VLTL, Y sỹ Ðặng Thị Vân chuyển từ Viện Quân Y5 Ninh Bình vào làm phó khoa đồng thời khoa nhận thêm ÐD Nguyễn Thị Ngọc (nay đang công tác tại khoa Truyền nhiễm). Công việc điều trị lúc này của khoa vẫn là điều trị bệnh nhân ngoại trú với các trang thiết bị ít ỏi còn từ trước giải phóng và mua sắm thêm 1 ít dụng cụ mới như đèn hồng ngoại, máy Ion, máy xoa bóp
  •  –         Năm 1982, Khoa được bổ sung thêm 2 nhân viên mới là YS Nguyễn Thị Bát và YS Nghiêm Thị Loan.

    • – Năm 1985, YS Hồ Thị Anh Ðào từ Phòng HCQT được phân công về khoa giữ chức phó khoa thay cho YS Ðặng Thị Vân đến tuổi nghỉ hưu, đồng thời khoa nhận thêm ÐD Nguyễn Thị Sẻ từ khoa YHCT chuyển về (sau khi tách tỉnh ÐD Sẻ chuyển về bệnh viện Phú Yên công tác).
    • – Năm 1987, khoa nhận thêm KTV trung cấp PHCN Hồ Thị Bảo Hoa
    • – Năm 1989, khoa nhận thêm KTV trung cấp PHCN Võ Thị Minh Thu
    • – Tháng 7/1990, thực hiện yêu cầu của Bộ Y tế về kiện toàn các khoa PHCN – VLTL trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, khoa được đổi tên thành khoa PHCN đồng thời BS Nguyễn Tiến Dũng đang là giáo viên Trường Trung học Y tế Khánh Hòa được điều chuyển sang làm trưởng khoa, YS Hồ Thị Anh Ðào vẫn là phó khoa, các nhân viên còn lại là YS Nguyễn Thị Bát, KTV Trần Thị Thanh Hương, KTV Hồ Thị Bảo Hoa và KTV Võ Thị Minh Thu. Chức trách KTV trưởng khoa do 3 KTV thay nhau đảm nhiệm từng năm.
    • – Năm 1995, chức trách KTV trưởng khoa được kiện toàn theo quy chế của Bộ Y tế nên KTV Trần Thị Thanh Hương sau khi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành PHCN được bổ nhiệm làm KTV trưởng  cho tới nay.
    • – Trong thời gian này khoa vẫn nhận điều trị bệnh nhân ngoại trú là chính. Chỉ thỉnh thoảng mới tới các Khoa lâm sàng điều trị cho các bệnh nhân nội trú. Nhưng từ 1995 đến nay, thực hiện chỉ thị của Ban Giám đốc bệnh viện, hàng ngày khoa vừa tiếp nhận bệnh nhân điều trị ngoại trú vừa cử BS và KTV đến tiếp nhận điều trị tại các khoa lâm sàng.
    • – Năm 2000, YS Hồ Thị Anh Ðào nghỉ hưu.
    • – Năm 2001, khoa tiếp nhận thêm HL Nguyễn Thị Tửu.
    • – Năm 2003 tiếp nhận thêm KTV Nguyễn Hùng Rin và YS Phạm Văn Dũng (đã chuyển công tác về Phòng Y tế Thành phố Nha Trang từ đầu năm 2004).
    • – Tháng 3/2005, Khoa nhận thêm BS CK1 PHCN Nguyễn Ngọc Tuấn từ bệnh viện Ðiều dưỡng và Phục Hồi chức năng Khánh Hòa chuyển về.
    • – Hiện nay, khoa có 1 BS trưởng khoa, 2 BS điều trị, 1 CN là KTV trưởng, 11 KTV cao đẳng PHCN

    II/- CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN:

    1. Ðịa điểm khoa phòng: Giai đoạn đầu khoa phải di dời nhiều nơi với cơ sở chật hẹp và hầu hết đã xuống cấp rất khó khăn trong công tác điều trị và bố trí khoa phòng. Nhưng từ tháng 2/2001 khoa đã được bố trí ổn định với phòng ốc khang trang tại tầng 2 khu nhà kỹ thuật 3 tầng rất thuận tiện cho BN đến điều trị ngoại trú, tuy nhiên còn khó khăn cho bệnh nhân từ các khoa lâm sàng tới điều trị kết hợp.
    2. Trang thiết bị: Ngay từ đầu thành lập, khoa được trang bị một ít phương tiện kỹ thuật do Mỹ viện trợ cùng với 1 hệ thống sản xuất chân tay giả. Sau 1975, hệ thống làm chân tay giả được điều chuyển ra Quy Nhơn nên chỉ còn 1 ít dụng cụ VLTL mặc dù được cung cấp thêm 1 số dụng cụ mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu (những dụng cụ này hiện nay đã được thanh lý hết chỉ còn 1 vô lăng quay tay cho tập khớp vai. Từ năm 1993, khoa hàng năm được thỉnh thoảng trang bị thêm đèn hồng ngoại và một số máy móc cũ của chuyên khoa do Hội giũp đỡ Y tế cho VN ở Tây Berlin thông qua chị Ursula Nguyễn gởi tặng nhưng hiện nay cũng xuống cấp nhiều. Ðược sự quan tâm của tỉnh, Sở Y tế, BGÐ bệnh viện nhất là TS.BS Giám đốc Sở Y tế Trương Tấn Minh từ năm 2003 đến nay khoa được cung cấp nhiều trang thiết bị mới và nâng cấp phòng vận động Nhi có thể đảm bảo phần nào cho công tác điều trị bệnh nhân nội cũng như ngoại trú của BV hạng 2. Muốn đảm bảo cho công tác điều trị bệnh nhân tốt hơn xứng tầm với bệnh viện khu vực hạng 1 thì cần phải mở rộng diện tích khoa phòng cũng như mua sắm, liên kết lắp đặt thêm nhiều trang thiết bị hiện đại nữa.
    3. Nhân lực: Với nhân lực hiện có mặc dù đội ngũ CBCC còn trẻ khỏe, trình độ chuyên môn tốt, năng nổ trong công tác; từ khi thành lập đến nay khoa PHCNVLTL đã hoàn thành mọi chỉ tiêu công tác được giao nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hết mọi yêu cầu điều trị của bệnh nhân cũng như phối hợp với các khoa bạn. Ðể đáp ứng tốt nhiệm vụ sắp tới xứng tầm với khoa của bệnh viện khu vức hạng 1, khoa cần phải được bổ sung thêm BS, CN và KTV chuyên ngành cũng như HL.
    4. Công tác chuyên môn: Hàng ngày, khoa nhận điều trị từ 20 – 35 bệnh nhân đến điều trị ngoại trú tại khoa do các khoa lâm sàng, các phòng khám cũng như bệnh nhân tự đến có chất lượng. Bên cạnh đó, khoa cũng phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân đang nằm điều trị nội trú tại các khoa, khoa thường xuyên cử bác sĩ và kỹ thuật viên đến các khoa lâm sàng như HSCC, Ngoại CTCH, Nội TMLH, Nhi… cùng tham gia phối hợp điều trị cho bệnh nhân tại giường cùng các khoa bạn. Các phương thức điều trị tại khoa là: Vận động trị liệu, ánh sáng trị liệu, nhiệt trị liệu, kéo giãn cột sống, điện trị liệu, PHCN trẻ bại não… khoa cũng tham gia công tác hướng dẫn chuyên môn chuyên ngành cho tuyến dưới ở Ninh Hòa, Cam Ranh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh. Các chỉ tiêu chuyên môn được giao hàng năm khoa luôn vượt chỉ tiêu từ 105 – 125%. Công tác bảo đảm an toàn trong điều trị luôn được đặt trọng tâm hàng đầu nên không có sai sót chuyên môn cũng như tai biến điều trị xảy ra.
    5. Công tác giảng dạy và nghiên cưu khoa học: Khoa là cơ sở thực tập cho các lớp điều dưỡng trung học của Trường THYT Khánh Hòa và KTV thực hành PHCN của Trường TH KTYT TW III Ðà Nẵng. Hàng năm hướng dẫn khoảng 80 – 120 HS có chất lượng. Cán bộ của khoa cũng tham gia giảng dạy lý thuyết cho SV Y6 ÐHTN và học sinh THYT Khánh Hòa. Các cán bộ đại học của khoa hàng năm đều tham gia nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như chất lượng điều trị bệnh nhân. Khoa đã có trên 10 đề tài cấp cơ sở và tham gia 2 đề tài cấp tỉnh có chất lượng và hiệu quả ứng dụng.2
Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa Y tế Khánh Hòa Dịch vụ y tế Nha Trang Phòng khám Nha Trang Chăm sóc sức khỏe Khánh Hòa Bác sĩ chuyên khoa Khánh Hòa Khám bệnh ở Nha Trang Phòng mạch Nha Trang Bệnh viện công Khánh Hòa Y tế tỉnh Khánh Hòa. Bảng giá Khám chữa Bệnh tại trung tâm dịch vụ

19 Yersin Lộc Thọ - Nha Trang - Khánh Hòa
Điện thoại: 0258 3822 175