Tiền thân là một bộ phận của khoa xét nghiệm, cùng với sự phát triển của bệnh viện, tháng 1 năm 2005 khoa Vi sinh – Ký sinh trùng được tách thành một khoa hoạt động độc lập. Tiếp nối những thành tựu đã đạt được, khoa đã không ngừng củng cố và tự hoàn thiện. Cho đến nay, tổng số nhân lực của khoa là 12 người, trong đó có 01 BS CKI, 01 BS, 02 CN, 02 KS, 05 KTV, 01 HL.
Những hoạt động chính của khoa:
1. Nuôi cấy vi khuẩn :
Hiện tại khoa đã chuẩn thức kỹ thuật nuôi cấy và phân lập vi khuẩn giúp các bác sỹ lâm sàng trong công tác điều trị bệnh nhân và phối hợp thực hiện công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Xét nghiệm ký sinh trùng:
Hằng ngày khoa thực hiện các xét nghiệm tìm:
– Ký sinh trùng sốt rét, ký sinh trùng đường ruột
– Ký sinh trùng sốt rét
– Các loại nấm ký sinh: Candida albicans, nấm sợi, vv…
Các xét nghiệm khác:
Tìm trực khuẩn lao, soi nhuộm dịch âm đạo và các bệnh phẩm khác. Khoa thực hiện các test nhanh tìm (máu ẩn và rota virus trong phân, sốt xuất huyết, Helicobacter pylori )
2. Xét nghiệm huyết thanh::
Kỹ thuật ELISA: Phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể của virus, vi khuẩn
Helicobacter pylori
Soát xuaát huyeát
Saùn laù gan
Kỹ thuật sinh học phân tử: (PCR) – Chẩn đoán Gen của virus, vi khuẩn.
Định lượng HBV (Định lượng virus viêm gan B)
Định lượng HCV (Định lượng virus viêm gan C)
Widal: Chẩn đoán thương hàn.
“TPHA: Chẩn đoán giang mai.
Hợp tác tuyến trên và hợp tác quốc tế:
– Khoa liên tục thực hiện các dự án hợp tác với tuyến trên và bạn bè quốc tế, cụ thể:
– Trường đại học NAGASAKI – NHẬT:
– Các bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ em: ARI
– Lấy máu cuống rốn điều tra các bệnh nhiễm trùng sơ sinh.
– Viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa.
Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương:
– Chương trình giám sát cúm quốc gia
– Giám sát chương trình tiêu chảy (ROTA VIRUS)
Bệnh viện NHIỆT ĐỚI TP. HCM:
– Khảo sát các tác nhân gây bệnh thường gặp trong bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người tại miền Nam và miền Trung Việt Nam. (Thực hiện từ 2008 đến 2010)
– Tác nhân gây nhiễm trùng tiêu hoá.
Trong quá trình hợp tác, khoa được trang bị thêmmộtsốmáymóc đểphụcvụchocácxétnghiệmchuyênsâunhư: tủ -800 C, tủCO2 , máylytâmlạnh.
Nghiên cứu khoa học:
Khoa đã hoàn thành 05 đề tài nghiên cứu về các loại vi khuẩn gây bệnh
– Tác nhân gây bệnh và sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh tại bệnh viện Khánh Hoà năm 2005.
– Tác nhân gây bệnh và sự kháng thuốc của Staphylococcus aureus (2005 – 2007).
– Tác nhân gây bệnh và sự kháng thuốc của Pseudomonas aeruginosa (2006 – 2008)
– Tác nhân gây bệnh và sự kháng thuốc của Shigella (2004 – 2006)
– Tác nhân gây bệnh và sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em (7/2004 – 7/2005)
Các nghiên cứu này nhằm giúp các bác sĩ lâm sàng nắm rõ tình hình nhiễm khuẩn và sự nhạy cảm, sự đề kháng của các kháng sinh mới nhất trong bệnh viện, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác điều trị bệnh nhân.
Hiện tại Khoa đang tiến hành 2 đề tài:
– Đối chiếu lâm sàng và cận lâm sàng về tình hình sốt xuất huyết tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà 2008 – 2009.
– Tình hình nhiễm ký sinh trùng sốt rét đuợc xét nghiệm tại bệnh viện Đa khoa Khánh Hoà trong 3 năm 2007, 2008, 2009.
Hướng phát triển:
– Lãnh đạo khoa luôn luôn chú trọng đến công tác đào tạo liên tục tại khoa để chuẩn thức, củng cố lại kiến thức và kỹ năng, cập nhật những thông tin mới về các xét nghiệm Vi sinh – Ký sinh trùng.
– Hiện tại khoa đang có kế hoạch phát triển kỹ thuật mới là chẩn đoán Rubella, Clamydia bằng kỹ thuật ELISA.
– Với tinh thần để phục vụ bệnh nhân ngày một tốt hơn, tất cả CBCC khoa Vi sinh – Ký sinh trùng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi công tác chuyên môn để đảm bảo trả kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác nhất. Luôn luôn thực hiện tốt 12 điều y đức, tâm lý tiếp xúc trong việc phục vụ bệnh nhân.